Bé phải trải qua rất nhiều điều từ lớn đến nhỏ có thể khiến bé cảm thấy quá tải hoặc chán nản. Có thể bé đang lo lắng về một bài kiểm tra toán khó khăn, hoặc cảm thấy lo âu vì những vấn đề ở trường như bị bắt nạt.
“Nhớ rằng, trẻ em như những miếng bọt biển, chúng tiếp nhận rất nhiều điều từ môi trường xung quanh, ngay cả khi ba mẹ nghĩ là bé không nghe thấy,” theo lời Francyne Zeltser, Tiến sĩ Tâm lý học trẻ em ở Long Island, New York. Thật khó để biết làm sao giúp bé vượt qua ngoài việc hỏi han và quan tâm, nhưng có những điều đơn giản mẹ có thể nói để động viên bé.
Dưới đây là lời khuyên từ các chuyên gia dành cho ba mẹ khi bé cần được động viên. Nếu bé đang gặp khó khăn, đây là 5 điều ba mẹ có thể nói để giúp bé cảm thấy tốt hơn.
“Cảm xúc của con là điều hoàn toàn dễ hiểu”
“Trước khi khuyến khích bé nhìn về hướng tích cực, hãy thừa nhận và công nhận cảm xúc mà bé đang trải qua.” bác sĩ Jaclyn Shlisky, PsyD, chuyên gia tâm lý trẻ em tại Boca Raton, Florida khuyên. Bà gợi ý rằng ba mẹ nên khuyến khích bé bày tỏ cảm xúc và tránh những câu như “Không sao đâu” hay “Ổn thôi mà,” vì điều này có thể khiến bé nghĩ rằng ba mẹ đang phủ nhận cảm xúc của bé.
Nghiên cứu cho thấy việc công nhận cảm xúc của bé giúp bé kiểm soát căng thẳng tốt hơn, học hỏi nhiều hơn, xây dựng sự tự tin và cảm giác được thấu hiểu. Ngược lại, nếu bé cảm thấy suy nghĩ hay cảm xúc của mình bị phủ nhận, bé có thể trở nên buồn bã hơn, thậm chí ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa ba mẹ và bé.
Ví dụ, nếu bé nói rằng bé buồn vì lỡ mất dịp tham dự một buổi sinh nhật, hãy thể hiện sự đồng cảm với bé bằng cách nói: “Mẹ/bố cũng thấy buồn vì điều đó”.Sau đó, ba mẹ có thể giúp bé vượt qua bằng một kế hoạch tích cực, chẳng hạn: “Hay mình cùng làm một món quà thật xinh để tặng bạn vào lần tới nhé?”
“Mọi chuyện luôn có điều tích cực”
Bác sĩ Shlisky khuyến khích ba mẹ sử dụng một trình tự đơn giản:
1. Công nhận cảm xúc của bé.
2. Đưa ra những lời động viên tích cực.
3. Kết thúc bằng một hoạt động thú vị
Dù mọi chuyện có vẻ khó khăn, luôn có một điều tích cực mà ba mẹ và bé có thể tập trung vào. Ba mẹ có thể chỉ ra những “điểm sáng” này để giúp bé thay đổi cách nhìn nhận vấn đề.
Bác sĩ Shlisky chia sẻ: “Điều quan trọng là mỗi ngày bé nên có điều gì đó để mong chờ” Bé cần một thói quen ổn định và những sự kiện nho nhỏ để háo hức. Điều này không chỉ giúp bé cảm thấy an toàn mà còn giúp bé dễ dàng vượt qua những thất vọng.
Ngay cả khi đó chỉ là một buổi đi dạo sau bữa tối, xem phim cùng gia đình, hay chơi một ván cờ lúc trưa, những hoạt động này sẽ làm bé cảm thấy ngày hôm đó ý nghĩa hơn rất nhiều.
“Hãy thử lại nhé!”
Khi bé gặp khó khăn với một nhiệm vụ, ba mẹ có thể nói: “Con cảm thấy chưa giỏi ở việc này vì con chưa tập nhiều, nhưng càng tập, con sẽ càng giỏi hơn!” Việc nhấn mạnh từ “chưa” là cách để bé hiểu rằng kỹ năng nào cũng cần thời gian và sự rèn luyện.
Sau đó, hãy kể cho bé nghe một ví dụ về việc ba mẹ đã vượt qua thử thách nhờ luyện tập, giúp bé thấy rằng việc nỗ lực là điều cần thiết. Ba mẹ cũng nên chú ý khen ngợi sự cố gắng của bé, bất kể kết quả. “Ngay cả khi bé vẫn đang vật lộn với bài toán trừ, hãy cổ vũ sự kiên trì của bé và chia sẻ niềm vui lớn lao khi bé giải đúng,” bác sĩ Shlisky khuyên.
Hãy để bé tự vượt qua khó khăn thay vì ba mẹ làm thay, bởi nghiên cứu cho thấy trẻ có xu hướng ít kiên nhẫn hơn khi ba mẹ can thiệp quá sớm.
Ngoài ra, ba mẹ có thể thưởng nhỏ cho những thành tích bước đầu của bé, ví dụ như một viên kẹo khi bé viết đúng từ vựng. “Nếu bé cần động lực để hoàn thành nhiệm vụ, hãy sử dụng phần thưởng nhỏ và giảm dần khi bé đã tự tin hơn,” bác sĩ Shlisky gợi ý.
Lưu ý rằng việc này thưởng nên dành cho những hoạt động bé ít thích, thay vì những việc bé đã thích sẵn. Điều này sẽ giúp tăng động lực mà không làm giảm sự hứng thú vốn có của bé.
“Con có thể dũng cảm hơn mà!”
Nếu muốn bé trở nên dũng cảm, ba mẹ hãy làm gương và chỉ cho bé thấy sự dũng cảm trong hành động của mình. “Hãy để bé chứng kiến cách ba mẹ bước ra khỏi vùng an toàn,” bác sĩ Shlisky nói.
Những hoạt động như tập đi xe đạp không bánh phụ, trượt patin hay tập nhào lộn là cơ hội tuyệt vời để bé rèn luyện sự dũng cảm. Khi được trải nghiệm cùng gia đình, bé sẽ cảm thấy an tâm và có thêm động lực.
Nếu bé sợ đi xe hai bánh, hãy dành vài phút mỗi ngày để tập cùng bé sau bữa trưa. Nếu bé ngại nhảy vì sợ bị chê cười, ba mẹ có thể tổ chức một buổi “vũ hội” tại nhà và tham gia hết mình. Bé sẽ cảm thấy vui vẻ khi trêu chọc ba mẹ và bớt lo lắng về bản thân hơn.
“Khi ba mẹ thể hiện sự dũng cảm trước mặt bé, bé sẽ cảm nhận được tinh thần gắn kết và học cách bước qua nỗi sợ,” bác sĩ Shlisky nhấn mạnh.
“Hãy tìm sự bình tĩnh của con”
Trẻ con thường dễ nản lòng khi học cách tự lập. Điều quan trọng là giúp bé học cách xử lý sự thất vọng theo cách tích cực. Ba mẹ có thể làm điều này bằng cách làm gương và hướng dẫn bé.
Hãy dành thời gian lắng nghe những điều làm bé khó chịu, cố gắng hiểu nguyên nhân và gọi tên cảm xúc của bé. Ví dụ: “Mẹ/bố thấy con đang khó chịu đúng không?” hoặc “Có vẻ như con đang rất bực mình.” Việc công nhận cảm xúc giúp bé biết cách mô tả cảm giác của mình và giảm bớt căng thẳng.
Bác sĩ Zeltser gợi ý một số cách giúp bé bình tĩnh:
– Ngồi ở góc yêu thích để thư giãn.
– Nghe một bài hát bé thích.
– Hít thở sâu 10 lần và nhắm mắt.
Những thói quen này giúp bé dần học cách kiểm soát cảm xúc. Theo thời gian, bé sẽ tự hình thành thói quen tìm đến “nơi bình yên” và sử dụng chiến lược phù hợp để xoa dịu bản thân.
Mời Ba Mẹ hãy đồng hành cùng bé trong Khóa học Online – Kỹ năng cho thế hệ tương lai của Soul and Skills để giúp bé phát triển kỹ năng giao tiếp ứng xử tốt hơn, tự mình giải quyết vấn đề và quản lý cảm xúc một cách hiệu quả nhất nhé!.
Thông tin liên hệ
Soul and Skills – Trung tâm Kỹ năng sống cho bé
Điện thoại: (037) 3136 776
Văn phòng đại diện: 438 Điện Biên Phủ, Phường 11, Quận 10
Email: info@soulandskills.vn